Nhắc đến những thành công hôm nay không ai trong số các nghệ sĩ tên tuổi, những cây viết bình luận âm nhạc là không nhắc đến nhạc sĩ Trịnh Lộc, nghệ sĩ Saxophon- Clarinet kiêm Trưởng Đoàn ca múa Nhạc nhẹ (tiền thân của Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam), ngay từ ngày đầu thành lập (17/2/1979)

       Ngày ấy, những ngày đầu chống Mỹ sục sôi khí thế. Biết bao thanh niên miền Bắc đã lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ vừa đi vừa nghe thiết tha một giọng nam trung lôi cuốn cùng giai điệu: “Trường Sơn ơi! Nơi núi mờ xa mà ta chưa qua”. Họ đã trò chuyện với nhau về một giọng hát trẻ, NSƯT Mạnh Hà trưởng thành từ phong trào ca hát công nhân Thủ đô.

      Nhập vào thế giới nhạc nhẹ từ năm 1979, NSND Trần Bình như bị “phải lòng”, bị si mê không cách nào thoát khỏi. Anh lao vào biểu diễn và tổ chức các show diễn với sự cuồng si và đam mê dữ dội. Cuộc lột xác từ một diễn viên thuần khiết để trở thành “siêu bầu” lo toan côi cút cho mọi diễn viên, đó là cuộc nhập thế mãnh liệt bởi lòng si mê nhạc nhẹ.

      Thời chống Mỹ, có một nữ ca sĩ hát hay và xinh đẹp, thường được khán giả mến mộ, ưa thích một cách thực lòng. Đó là nữ ca sĩ, NSƯT Vũ Dậu của Đoàn văn công Nhân dân Trung ương. Năm tháng này, được xem và nghe NSƯT Vũ Dậu biểu diễn là một hạnh phúc. Dư vị của giọng hát hay và vẻ đẹp của người nữ ca sĩ ấy còn ám ảnh rất lâu trong lòng người hâm mộ.

     Sinh từ một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Nghệ sĩ Ái Vân “mai cốt cách, tuyết tinh thần” đã nhập vào nghiệp cầm ca như một lẽ tự nhiên. Vóc dáng kiêu sa, giọng hát thanh mảnh và mỏng manh lại chính là nét riêng khiến người nghe nhận ra ngay như một cá tính sáng tạo trong biểu diễn ca nhạc.

      Là thợ mỏ chính cống, 40 năm trước, chàng ca sĩ nghiệp dư vùng mỏ đã bước vào Hội diễn với bài hát “Nhịp máy khoan” của Trọng Bằng. Giải thưởng hội diễn đã đưa NSND Quang Thọ tới bậc thềm khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội và không lâu, sau những Trung Kiên, Quý Dương, Trần Hiếu, gia đình những người nghệ sĩ hát Belcanto ít ỏi lại đón thêm vào mình một thành viên mới- ca sĩ giọng nam trung Quang Thọ.

     Đẹp trai, thường có vẻ mặt đăm chiêu, tư lự. Mê đọc sách, dáng dấp phảng phất Chánh Tín tài tử Xi- nê. Ca sĩ, NSƯT Quang Huy cũng đi từ vùng mỏ bước tới sân khấu ca nhạc như NSND Quang Thọ nhưng không xuất thân từ thợ mỏ mà từ một học viên khoa địa chất năm thứ nhất của Trường mỏ địa chất, Tổng cục địa chất.

       Cùng được đi bồi dưỡng nhạc nhẹ ở Ba Lan với NSƯT Mạnh Hà, NSƯT Vũ Dậu, nhưng riêng nghệ sĩ Lệ Quyên với phong cách bốc lửa của một giọng hát nhiệt tình đầy phong cách nhạc nhẹ đã thực sự trở thành một giọng ca nổi bật. Dường như bao giờ, nghệ sĩ Lệ Quyên cũng là “điểm chốt” của chương trình.

      Trong làng nghệ thuật Việt Nam đã có chuyện lạ hơn khi cặp vợ chồng Nghệ sĩ kịch nói Trần Tiến sinh hạ liền tới tận 3 nàng Kiều: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vy. Và cả 3 nàng đều tài sắc mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Khác với chị hai Kiều Lê Khanh, út Kiều Lê Vy, giống chị cả Kiều Lê Vân là cùng làm nghệ sĩ múa và cùng tơ vương với nghề điện ảnh.

 

NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
Trụ sở 1 :
Địa chỉ : 58 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
 
Điện thoại : 04 3823 2369 - Hotline : 096.392.3131
 
Trụ sở 2 :
Địa chỉ : 16 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 
Điện thoại : 04 3938 1173 - Hotline : 0972 030 420