Sinh từ một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Nghệ sĩ Ái Vân “mai cốt cách, tuyết tinh thần” đã nhập vào nghiệp cầm ca như một lẽ tự nhiên. Vóc dáng kiêu sa, giọng hát thanh mảnh và mỏng manh lại chính là nét riêng khiến người nghe nhận ra ngay như một cá tính sáng tạo trong biểu diễn ca nhạc.

Giống như Mẹ- NSND Ái Liên, Nghệ sĩ Ái Vân cũng đăng quang giọng hát mình từ rất sớm trong nước. Tháng 5/1981, Chị đã đoạt Giải thưởng lớn tại Liên hoan nhạc nhẹ Quốc tế ở Dresden (Cộng hòa dân chủ Đức) với ca khúc “Bài ca xây dựng” (Hoàng Vân) và ca khúc CHDC Đức “Mặt trời chưa bao giờ mọc như vậy”.

Sinh từ một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Nghệ sĩ Ái Vân “mai cốt cách, tuyết tinh thần” đã nhập vào nghiệp cầm ca như một lẽ tự nhiên. Vóc dáng kiêu sa, giọng hát thanh mảnh và mỏng manh lại chính là nét riêng khiến người nghe nhận ra ngay như một cá tính sáng tạo trong biểu diễn ca nhạc. Có lẽ vậy, từ khi hiện diện là Ca sĩ của Đoàn Ca múa Nhạc nhẹ, Nghệ sĩ Ái Vân luôn là ca sĩ được người mến mộ chờ đón trong mọi đêm diễn. Khi người nghe chưa thôi ấn tượng với “Đêm nay anh ở đâu” (Phan Huỳnh Điểu) và “Lêna Bôricôva” (Phạm Thế Mỹ) thì Ái Vân lại mang tới họ một cảm giác mới rợi khi da diết “Triệu bông hồng” (Bài hát Nga). Lâu rồi, người thích nghe những bài hát Nga vẫn chỉ quanh quẩn vài giai điệu cũ như “Chiều hải cảng”, “Cây thùy dương”, “Cuộc sống ơi ta yêu mến người”… Đột nhiên, người nghe cảm thấy ngọt ngào bên tai giọng Ái Vân thủ thỉ “Tặng một đại dương hoa hồng thắm- cho người Ca sĩ anh yêu thầm” thì ngay lập tức, ấn tượng mới được xác lập, được lôi cuốn, được thăng hoa để rồi chất ngất “Muôn boonghoa- muôn bông hoa- triệu cành hồng- khoe sắc thắm”. Nhạc sĩ Nga R.Rauls và Nhà thơ A. Vognhexki hẳn rất sung sướng khi “Triệu bông hồng” qua giọng hát Nghệ sĩ Ái Vân đã vang lên trong “Tuần Văn hóa Việt Nam” năm 1985 tại Nhà hát lớn Mạc Tư Khoa.

Bên cạnh việc luôn luôn là ca sĩ xuất hiện trong “điểm vàng” ở chương trình của Đoàn, Nghệ sĩ Ái Vân rất có ý thức tìm cho mình một phong cách riêng với một tác giả “tâm đầu ý hợp”. Chị và Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đã gặp nhau qua những bản Romance. Nghệ sĩ Ái Vân đã độc diễn một chương trình độc đáo tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam hồi cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước. Nhờ Ái Vân, những “Trăng Chiều”, “Ru con mùa đông” của Đặng Hữu Phúc mới lan tỏa vào đời sống mạnh mẽ như bây giờ. Định cư ở nước ngoài từ năm 1990, ngày trở về của chị với 5 đêm diễn cuối tháng 2/2002, tại Cung Văn hóa Hữu nghị trong Chương trình “Gala 2002” với những ca khúc làm bồi hồi cả Chị lẫn khán giả “Hà Nội mùa thu”, “Ru con mùa đông”, “Trăng chiều”, “Triệu bông hồng”. Cả 5 đêm xen vào giữa sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả là giọt nước mắt lăn dài trên má chị.

Giờ đây, mỗi lần nghe đâu đó “Cầm tay em nói hàng mi trầm ngâm- chiều dâng trong mắt vầng trăng dịu êm” là lại nhớ tới một Ái Vân, một nghệ sỹ kiều diễm, mảnh mai đang thả hồn vào giai điệu, nhẹ và bay cao như một “Áng mây”.

(Nhà báo Hồng Ngọc - Anh Vũ)

 

 

NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
Trụ sở 1 :
Địa chỉ : 58 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
 
Điện thoại : 04 3823 2369 - Hotline : 096.392.3131
 
Trụ sở 2 :
Địa chỉ : 16 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 
Điện thoại : 04 3938 1173 - Hotline : 0972 030 420